6 Loại Gỗ Công Nghiệp Phổ Biến Nhất Trong Thiết Kế Nội Thất (Phần 1-MFC,MDF,HDF)

Gỗ công nghiệp từ lâu đã được sử dụng phổ biến trong thiết kế và thi công đồ gỗ nội thất nhờ những đặc tính rất khó thay thế như dễ thi công, không bị cong vênh, mối mọt, co ngót hay các ưu thế về giá thành, mẫu mã, màu sắc. Thị trường Việt Nam, đồ gỗ nội thất được làm từ 6 loại gỗ công nghiệp chiếm ưu thế vượt trội về chất lượng và số lượng, đáng chú ý gồm MFC, MDF và HDF. 3 loại gỗ còn lại bao gồm: Gỗ Plywood, Gỗ ghép thanh và Ván gỗ nhựa. Cả 6 loại đều có những tính chất và các đặc điểm khác nhau phù hợp với nhiều yêu cầu của khách hàng. Hôm nay NộithấtGiaPhúc sẽ đề cập đến MFC, MDF, HDF để bạn thêm thông tin lựa chọn:

1. Gỗ công nghiệp MFC – Melamine Faced Chipboard

Gỗ công nghiệp MFC được sản xuất từ gỗ rừng trồng. Có những cây gỗ được trồng chuyên để sản xuất loại gỗ MFC như keo, bạch đàn, cao su… Các cây này được thu hoạch ngắn ngày, không cần cây to. Người ta băm nhỏ cây gỗ thành các dăm gỗ, kết hợp với keo, ép tạo độ dày. Hoàn toàn không phải sử dụng gỗ tạp, phế phẩm như mọi người vẫn nghĩ. Bề mặt hoàn thiện có thể sử dụng PVC tráng lên hoặc giấy in vân gỗ tạo vẻ vẻ đẹp sau đó tráng bề mặt hoàn thiện bảo vệ để chống ẩm và trầy xước.

MFC có loại chịu nước (lõi xanh) được trộn keo chịu nước để sử dụng cho khu vực thường xuyên tiếp xúc với nước hoặc khu vực ẩm ướt như tủ bếp.

Gỗ MFC chống ẩm đặc điểm nhận dạng là lõi dăm và có màu xanh nhạt

Đây là loại ván gỗ dăm được hoàn thiện bề mặt bằng cách phủ Melamine. Gỗ MFC thường chỉ có lõi dăm và ko có màu xanh.

MFC hiện đang được sử dụng rộng rãi trong đồ gỗ nội thất như giường, tủ, bàn, vách ngăn…

2. Gỗ công nghiệp MDF – Medium Density Fiberboard

Công nghệ và nguyên liệu sản xuất MDF cũng giống như MFC. Tuy nhiên, gỗ được xay nhuyễn thành sợi chứ không phải là dăm gỗ như MFC nên MDF có chất lượng tốt hơn ván dăm.

Lõi MDF vốn rất mịn nên có rất nhiều công dụng ví dụ như có thể phủ sơn, phủ laminate, venner hay cao cấp nhất vẫn là phủ 1 lớp acrylic bóng loáng.

Lõi MDF thường rất mịn vì nó là ván sợi

MDF cũng có loại được phủ Melamine giả vân gỗ hoặc màu trắng. Thông dụng nhất là loại được phủ melamine màu trắng hoặc vân gỗ.

Gỗ MDF phủ melamine

MDF cũng có loại MDF chịu nước (lõi xanh), thường sử dụng ở nơi có khả năng tiếp xúc với nước hoặc có độ ẩm cao như cánh cửa, đồ gỗ trong nhà bếp.

Phân biệt MDF thường và MDF chống ẩm

3. Gỗ công nghiệp HDF – High Density Fiberboard

Tấm gỗ HDF hay còn gọi là tấm ván ép HDF được sản xuất từ bột gỗ của các loại gỗ tự nhiên. Bột gỗ được xử lý kết hợp với các chất phụ gia làm tăng độ cứng của gỗ, chống mối mọt, sau đó được ép dưới áp suất cao (850-870 kg/cm2) và được định hình thành tấm gỗ HDF có kích thước 2.000mm x 2.400mm, có độ dày từ 6mm – 24mm tùy theo yêu cầu.

Các tấm ván HDF sau khi đã được xử lý bề mặt sẽ được chuyển sang dây chuyền cắt theo kích thước đã được thiết kế định hình, cán phủ lớp tạo vân gỗ và lớp phủ bề mặt. Lớp phủ bề mặt thường được làm bằng Melamine kết hợp với sợi thủy tinh tạo nên một lớp phủ trong suốt, giữ cho màu sắc và vân gỗ luôn ổn định, bảo vệ bề mặt.

Ưu điểm của gỗ ván ép HDF:

– Gỗ HDF có tác dụng cách âm khá tốt và khả năng cách nhiệt cao nên thường sử dụng cho phòng học, phòng ngủ, bếp…

– Bên trong ván HDF là khung gỗ xương ghép công nghiệp được sấy khô và tẩm hóa chất chống mọt, mối nên đã khắc phục được các nhược điểm nặng, dễ cong, vênh so với gỗ tự nhiên.

– HDF có khoảng 40 màu sơn thuận tiện cho việc lựa chọn, đồng thời dễ dàng chuyển đổi màu sơn theo nhu cầu thẩm mỹ.

– Bề mặt nhẵn bóng và  thống nhất

– Do kết cấu bên trong có mật độ cao hơn các loại ván ép thường nên gỗ HDF đặc biệt chống ẩm tốt hơn gỗ MDF.

– Độ cứng cao.

– Nhược điểm: Là gỗ được dán ép nên vẫn có những nhà sản xuất đưa ra các sản phẩm rẻ nên vẫn sợ nước.

Ứng dụng cho gỗ HDF: Là giải pháp tuyệt vời cho đồ gỗ nội thất trong nhà và ngoài trời, cửa,  vách ngăn phòng, và cửa ra vào.  Do tính ổn định và mật độ gỗ mịn nên được ứng dụng chủ yếu trong làm sàn gỗ.

Hỗ trợ bán hàng